Khám phá cung điện mùa hè Thái Lan có gì hút khách đến vậy

Cung điện mùa hè Thái Lan là một trong những địa chỉ tham quan nổi tiếng, cực kỳ hút khách du lịch ở Thái Lan. Trong bài viết này, mời bạn cùng  khám phá những cung điện nổi tiếng ở Thái Lan và ý nghĩa lịch sử của nó!

Thái Lan không chỉ nổi tiếng là đất nước “Chùa Vàng”, mà nơi đây còn có những cung điện nguy nga, tráng lệ. Trong số đó được chia làm cung điện mùa hè, cung điện mùa đông, cung điện Hoàng gia,…

Đôi nét về cung điện mùa hè Thái Lan Bang Pa In

Đi về phía bắc của Bangkok khoảng 60km dọc theo bờ sông Chaopraya sẽ đưa bạn đến Bang Pa In, cung điện mùa hè của Thái Lan. Trước đây, cung điện được dùng làm nơi nghỉ ngơi của hoàng gia Thái Lan vào mùa hè. Và ngày nay, cung điện chủ yếu được dùng để tổ chức các sự kiện của quốc gia.

Cung điện mùa hè Thái Lan có niên đại từ thế kỷ XVIII, sau đó đã bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Tất cả các tòa nhà nguy nga bạn đang nhìn thấy ngày nay được phục dựng lại bởi vua Mongkut (Rama IV) trong thế kỷ XIX.

cung-dien-mua-he-thai-lan

Cung điện có thiết kế rất Châu Âu. Các tòa nhà được bố trí dọc theo một hồ nhân tạo. Trong cung điện bên trong là một số tòa nhà theo nhiều phong cách khác nhau. Dinh thự chính là một công trình tái thiết hiện đại của tòa nhà nguyên thủy. Mặc dù tòa nhà ban đầu được cho là theo phong cách của một nhà gỗ Thụy Sĩ, tòa nhà hiện đại có cảm giác trang trí nghệ thuật giống với “Paris Metro” hơn. Tuy nhiên tòa nhà đôi khi vẫn được gia đình hoàng gia sử dụng, không mở cửa cho công chúng tham quan.

Có lẽ tòa nhà thú vị nhất trong khu phức hợp bên trong, và tòa nhà duy nhất mở cửa cho công chúng, là dinh thự mang phong cách Trung Quốc và được Phòng Thương mại Trung Quốc tặng cho Vua Chulalongkorn (Rama V) vào năm 1889. Bạn phải cởi giày để vào và thưởng thức nội thất bằng gỗ mun và sơn mài đỏ.

Cung điện mùa đông Thái Lan

Cung điện mùa đông Thái Lan còn có tên gọi nữa là cung điện Ananta Samakhom với thiết kế vô cùng nguy nga, tráng lệ nằm ngay giữa trung tâm của thủ đô Bangkok sầm uất. Được xây dựng bởi vua Rama V từ năm 1906 để phục vụ cho những nghi lễ hoàng gia.

Kiến trúc đại cung Ananta Samakhom là sự kết hợp của nước Ý và kiến trúc truyền thống Thái Lan tạo nên một không gian rất đẹp và hiện đại. Ngai vàng của vua được đặt chính giữa tầng 1, còn tầng 2 là nơi tổ chức các buổi hội chợ, các cuộc diễu hành hàng năm. Bên ngoài hoàng cung Ananta là một vườn hoa lúc nào cũng xanh tươi và được thiết kế công phu bởi những người làm vườn chuyên nghiệp.

Khám phá cung điện Vimanmek

Cung điện Vimanmek cũng được coi là một trong những cung điện mùa hè Thái Lan, nằm trong khu Hoàng cung Dusit, phía sau Trụ sở Quốc hội Thái. Được xây dựng vào năm 1901 bởi Quốc vương Chulalongkorn (Rama V) dùng để Đức vua nghỉ ngơi vào mùa hè. Cung điện Hoàng gia Thái Lan này được làm hoàn toàn bằng gỗ teak màu vàng đẹp mắt, cũng là cung điện lớn nhất thế giới.

cung-dien-mua-he-thai-lan-vimanmek-mansion

Cung điện Vimanmek được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Thái Lan, chỉ duy nhất giường ngủ của vua là được thiết kế theo kiểu châu Âu với những thiết bị vệ sinh hiện đại như ngày nay.

Trải qua nhiều thời kỳ, cung điện Vimanmek ngày nay được sử dụng để làm bảo tàng, trưng bày những hiện vật lịch sử để tưởng nhớ vị vua Rama V.

Tham quan cung điện Chitralada

Cung điện Chitralada được xây dựng bởi vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej (Rama IX) và cũng là nơi ở của ông và hoàng hậu Sirikit. Cung Chitralada cũng là nơi đầu tiên có trường học dành cho những đứa trẻ thuộc hoàng tộc – trường Chitralada.

Cung-dien-Chitralada

Ngày nay, cung điện Chitralada trở thành một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng dành cho du khách với những công trình kiến trúc đồ sộ được tái hiện lộng lẫy, đẹp mắt. Đặc biệt hơn, những tiết mục như đánh trống, ca múa nhạc cổ sẽ được biểu diễn vào những giờ cố định thu hút hàng nghìn khách tham quan du lịch.

Ngoài khám phá những ngôi chùa mang kiến trúc đặc trưng, bạn còn có thể được chiêm ngưỡng sự nguy nga, lộng lẫy và đặc trưng của những cung điện mùa hè Thái Lan khi đến đất nước “Chùa Vàng” này.

  • Add Your Comment